15/01/2012

Hướng dẫn cách “cà thẻ” mua hàng trên mạng

Không khó để sở hữu một chiếc thẻ tín dụng để mua hàng trên mạng nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách sử dụng. Dưới đây là một số thông tin cần thiết cho bạn.

Sơ lược về thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng được chấp nhận thanh toán tại nhiều quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng mà không dùng tiền mặt. Ở Việt nam xuất hiện các thẻ AMEX (American Express), Visa hay Master Card... là các thẻ đồng thương hiệu của rất nhiều ngân hàng thương mại làm đại lý, ví dụ như Vietcombank (Amex, Visa, Master), Ngân hàng Công thương (Visa, Master) hay Techcombank (Visa)...
Về tính chất thanh toán, thẻ được phân thành: thẻ Tín Dụng (Credit card), thẻ Ghi Nợ (Debit Card). Cả hai loại thẻ đều có thể được dùng để thanh toán online hoặc rút tiền mặt.
Thẻ Visa ( minh hoạ )

Đối với thẻ tín dụng, chủ thẻ được ngân hàng phát hành cấp cho hạn mức tín dụng. Đây là một dịch vụ tín dụng cho phép chủ thẻ vay tiền từ ngân hàng để dùng trước (mua hàng hoá hoặc rút tiền mặt), trả sau và số tiền này không bị tính lãi sau một chu kỳ nhất định (10-45 ngày).
Còn đối với thẻ ghi nợ, chủ thẻ không có hạn mức tín dụng. Người dùng cần có số dư trên tài khoản của mình tại ngân hàng phát hành thẻ và có thể chi tiêu trong phạm vi số dư này. Số tiền chi tiêu sẽ được khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ.

Sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng

Trước tiên, bạn cần đến các trung tâm giao dịch của các ngân hàng để đăng ký thẻ. Tùy loại thẻ mà chi phí hàng năm có thể dao động từ 100 - 350 ngàn. Khi đăng ký thẻ, bạn nên đăng ký 1 tài khoản online để có thể kiểm tra tình trạng thẻ qua mạng. Ngoài ra, bạn cần phải hỏi các thông tin về Swift Code, mã thẻ, hạn sử dụng... để sau này dễ dàng sử dụng.
Sau khi chọn hàng và chọn phương thức thanh toán qua 1 trong 2 loại thẻ, bạn cần phải nhập:
- Số thẻ (Card Number) - gồm 16 chữ số ở mặt trước thẻ
- Ngày hết hạn (Expiry date)
- Mã số bảo mật (Sercurity code) - hay còn gọi là mã xác minh thẻ CVC
- Thông tin địa chỉ - là thông tin mà chủ thẻ đăng ký với ngân hàng
- Mật khẩu giao dịch trực tuyến và thông tin cá nhân - chỉ bắt buộc khi bạn đăng ký tham gia chương trình 3D-Secure của ngân hàng phát hành thẻ
Một ví dụ thanh toán qua thẻ của ngân hàng Vietcombank

Mã xác minh thẻ (CVC) là số giúp tăng cường bảo mật cho chủ thẻ - một cách để đảm bảo 1 người có thẻ thực sự thuộc quyền sở hữu của họ. CVC là ba chữ số cuối cùng của số hiển thị ở mặt sau của thẻ tín dụng trên thanh chữ ký. Vị trí của CVC và số lượng chữ số khác nhau tùy thuộc vào loại thẻ.
  • American Express: CVC là bốn chữ số được đặt ở trước thẻ, phía bên phải.
  • Discover, MasterCard, Visa và Visa Electron: CVC là ba chữ số cuối cùng của số ở mặt sau của thẻ trên thanh chữ ký.
Một số ví dụ về số CVC

Lưu ý:

Nếu bạn nhận được kết quả thông báo giao dịch không thành công (Your payment was not successful, Your payment is declined by the Issuer) thì bạn có thể đã mắc các lỗi sau:
- Nhập sai thông tin
- Hạn mức tín dụng hoặc tài khoản thẻ của bạn không còn đủ tiền thực hiện thanh toán
- Thẻ của bạn chưa được kích hoạt chức năng thanh toán trực tuyến
Bạn dễ dàng sửa các lỗi này để tiếp tục thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, nếu bạn đã điền đúng thông tin và có đầy đủ điều kiện để mua hàng mà không nhận được kết quả thanh toán trên website, thì đừng nên thực hiện thanh toán lặp lại mà ngay lập tức liên lạc với trang web để xác nhận kết quả thanh toán.
Khi sản phẩm về đến Việt Nam, bạn cần phải photo các giấy tờ chứng tỏ là chủ nhân: CMT/hộ chiếu, giấy đề nghị chuyển hàng rồi fax cho Hải quan. Hải quan sẽ xem danh mục thuế cho sản phẩm của bạn, rồi thông báo cho bạn số tiền phải nộp. Tiền này bạn có thể trả khi nhận hàng.

No comments:

Post a Comment

Lên Đầu Trang