Để tránh bị ngộ độc thực phẩm các bà nội trợ cần chú ý đến khâu vệ sinh an toàn thực phẩm ngay cả trong bếp của mình.
1. Dùng riêng từng loại thớt :
Bạn nên có hai loại thớt dùng cho việc cắt thịt và rau quả. Nên rửa
sạch thớt sau mỗi lần sử dụng. Không nên dùng thớt gỗ cho việc cắt thịt
vì những mẩu thịt li ti vẫn có thể dính lại dù bạn đã rửa sạch thớt.
2. Rửa sạch vỏ của rau củ và trái cây:
Dùng bàn chải cứng chà sạch lớp đất bám phía ngoài vỏ của các loại rau
củ, trái cây, đặc biệt là một số loại củ tương đối cứng như khoai lang,
khoai tây, khoai mỡ hay dưa hấu… Ngay cả khi không sử dụng cả vỏ, bạn
vẫn nên rửa chúng thật sạch vì điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm
nhập vào thức ăn khi gọt vỏ.
3. Chọn rau xanh và không bị sâu :
Với những loại rau xanh có nhiều lớp lá bao phủ bên ngoài, nên bỏ hết
lớp lá phía ngoài và chọn những lá còn tươi nguyên để rửa sạch trước
khi nấu. Tốt nhất là rửa rau với nước muối loãng để loại bớt vi khuẩn
và trứng sâu có thể bám trên lá.
4. Sốt mayonnaise
Với những món có sốt mayonnaise, sau khi chế biến xong nên bảo quản
trong tủ lạnh đến khi dọn ra bàn ăn. Phần sốt mayonnaise còn lại cũng
cần cho ngay vào tủ lạnh và đừng để lâu quá hai giờ.
5. Tủ lạnh
Nếu đang chuẩn bị đãi tiệc, bạn nên hạ thấp nhiệt độ của tủ lạnh hơn
bình thường vì việc đóng mở tủ thường xuyên sẽ khiến hơi lạnh thoát ra
ngoài nhiều hơn, tủ lạnh sẽ không đảm bảo được nhiệt độ cần thiết.
6. Thức ăn thừa
Thức ăn không dùng hết sau bữa ăn cần được bảo quản ngay trong tủ lạnh.
Nếu bạn để bên ngoài, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào thức ăn và phát
triển rất nhanh trong nhiệt độ bình thường. Tốt nhất là bạn nên giữ
lạnh thức ăn thừa trong khoảng 90 phút ngay sau khi ăn xong.
No comments:
Post a Comment